Xác thịt về đâu – Samuel Butler

Cách đây không lâu, tôi đã nói chuyện với nhà xuất bản của nó. ‘anh Pontifex,’ ông ta nói, ‘là một homo unius libri, người cả đời chỉ có được một quyển, nhưng chẳng ích gì khi nói với anh ta chuyện này.’

Tôi có thể thấy được nhà xuất bản này đã không còn tin tưởng vào vị thế văn đàn của Ernest nữa, và ông xem nó là một kẻ chỉ có thất bại mà thôi bởi đã dám làm một hành động quá bạo gan. ‘anh ấy rất đơn độc, ông Overton ạ,’ nhà xuất bản nói tiếp. ‘anh ấy chẳng có đồng bạn gì hết, và lại gây thù chuốc oán không chỉ với giới tôn giáo, mà còn với cả giới văn học và khoa học. Ngày nay chẳng ai làm thế cả. Nếu một người muốn thăng tiến, thì anh ta phải thuộc một nhóm nào đó, mà anh Pontifex chẳng thuộc nhóm nào, thậm chí cũng chẳng tham gia bất kỳ câu lạc bộ nào nữa.’

Tôi đáp lời ông ta rằng, ‘anh Pontifex rất giống Othello, chỉ có một điểm khác, đó là kiểu căm ghét của anh ấy không khôn ngoan nhưng rất đúng đắn. Và nếu như có quen biết với những người tai to mặt lớn trong ngành văn học và khoa học, hẳn anh ấy cũng chẳng thích thú gì họ, giữa anh Pontifex và họ chẳng mối liên kết tự nhiên nào cả, và nếu như anh ấy có quan hệ với họ thì kết cục sẽ còn tệ hại cho anh ấy hơn lúc đầu nữa. Bản năng mách bảo anh ấy làm như thế, cho nên anh tránh xa hết thảy bọn họ, và công kích bất cứ lúc nào thấy họ đáng phải chịu như thế. Tôi vẫn hy vọng rằng có lẽ thế hệ trẻ sẽ lắng nghe anh ấy hơn thế hệ này.’

‘Tôi chẳng biết liệu có ý nghĩ nào khinh suất và bất khả thi hơn những gì ông vừa nói hay không nữa.’ nhà xuất bản bảo với tôi như thế.

Còn lời đáp của Ernest cho tất cả những chuyện này chỉ có một – ‘Chờ xem.’

Đó là bước tiến mới nhất anh bạn nhỏ của tôi vừa đạt được. Thật sự thì lúc này nó sẽ chẳng cố gắng để lập một cái trường Đại học Bệnh học Phần hồn nữa đâu, nhưng tôi phải để cho các bạn quyết định xem liệu có sự tương đồng nào giữa một Ernest của cái Đại học Bệnh học Phần hồn đó với một Ernest cương quyết nhắm đến thế hệ kế tiếp hơn thế hệ hiện tại này hay không. Nó bảo rằng nó tin chắc không có mối tương đồng nào đâu, và mỗi năm nó rước mình Thánh chỉ một lần để vừa đủ tránh rắc rối, bởi nó e sợ nếu đi nhiều thì sẽ lại bốc đồng lao vào một ý tưởng nào đó khác nữa. Làm như thế khiến nó mệt mỏi, nhưng đôi lúc nó bảo tôi, ‘chẳng người nào có được một ý tưởng đáng để được người ta giữ lấy trừ phi anh ta biết cách chối bỏ chúng dễ dàng và nhẹ nhàng vì đức mến.’ Về chính trị, nó quá thiên về phái Bảo thủ, và ủng hộ cả về lá phiếu lẫn quyền lợi. Còn về tất cả những mặt khác, nó là một người cấp tiến hàng đầu. Cha và ông nội của nó đúng là sẽ chẳng thể hiểu nổi chút suy nghĩ nào của nó đâu, nhưng chính những người thân thiết với nó cũng không hề biết rằng trong thâm tâm họ đang mong nó sống thật khác đi so với bản chất thực sự của chính nó.

• Chú Thích •

[1] Mẫu anh (acre): tương đương với 4047 mét vuông.

[2] Giotto di Bondone (1267 – 1337), họa sĩ và kiến trúc sư người Ý. Fra Filippo Lippi (1406 – 1469), họa sỹ thành Florentine nước Ý.

[3] Oliver Cromwell (25.4.1599 – 3.9.1658), nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh.

[4] 1 bảng (pound) bằng 20 shilling; 1 crown bằng 5 shilling; 1 guinea bằng 21 shilling; 1 shilling bằng 12 xu (pence) (vào thời tác giả viết quyển này, còn ngày nay một shilling bằng 5 xu); Đồng vàng (sovereign) với giá trị là một bảng, nhưng thường phải cao hơn nhiều và ít dùng trong giao dịch.

[5] 3.000 shilling = 150 bảng

[6] Bản ba mươi chín điều về Tôn giáo là những tuyên bố lịch sử xác định giáo lý của Giáo hội anh dựa trên những tranh luận trong công cuộc Cải cách ở nước anh, ban hành đầu tiên năm 1563.

[7] Ý nói về Charles Darwin, người khơi mào thuyết Tiến hóa.

[8] Missolonghi là một thành phố miền Tây Hy Lạp. Christina chực khóc khi nghe tên thành phố này bởi đây cũng là nơi Byron, tác giả những tiểu thuyết lãng mạn mà cô yêu thích, qua đời.

[9] Theo truyền thống trong thời Tudor, mọi người ném giày lên xe của đôi vợ chồng mới cưới để chúc may mắn.

[10] 1 yard = 0,914 mét

[11] 1 panh = 0,57 lít

[12] Ernest – cái tên có nguồn gốc từ Đức, nghĩa là đứng đắn, nghiêm túc, tha thiết, chiến đấu đến tận cùng.

[13] Cửa hẹp là đường dẫn đến Thiên đàng theo lời dạy của Chúa Giêsu, nghĩa là phải sống hi sinh hơn, và thoát ra khỏi lối đi thường có của thế gian.

[14] Jonadab, con ông rechab truyền cho con cháu suốt đời không bao giờ được uống rượu, không được xây nhà để ở, không có vườn nho, ruộng đất, và hạt giống gì cả. Và họ đã vâng lời đúng như thế, nên làm đẹp lòng Thiên Chúa, được sống yên bình mãi về sau. (Chương 15, sách Geremia, Cựu Ước, Kinh Thánh) Khi nghĩ đến chuyện này, Theobald có ý muốn con cái mình học theo tính vâng lời chấp hành mọi lời được truyền dạy cho dù có phi lý đến đâu đi nữa.

[15] Vẫn là tích về con cháu ông Jonadab nhưng lần này nhắm đến ý khác, đó là về việc người ta dù có được tài sản bao nhiêu đi nữa, vẫn nên sống như thể không có gì, để nhờ đó được an bình yên ổn.

[16] Trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu có dạy các môn đệ rằng: ‘Các con hãy khôn ngoan như con rắn, và hãy đơn sơ như chim Bồ Câu’ (mt 10, 16). Đây cũng là một so sánh ngược dành cho tiến sỹ Skinner.

[17] Phái Whig (thành lập 1678 – giải tán 1868) trong thời kỳ câu chuyện này diễn ra, phái Whig chủ trương quốc hội có quyền cao hơn vua, tách Giáo hội anh khỏi Giáo hội Công giáo Roma, bãi bỏ chế độ nô lệ và mở rộng quyền bầu cử.

[18] A.M.D.G. Chính xác là chữ viết tắt của câu khẩu hiệu dòng Tên (Jesuits) ‘Ad Majorem Dei Gloriam,’ nghĩa là ‘Để vinh quang Thiên Chúa cả sáng hơn’. Ông tiến sỹ lại chuyển A.M.D.G. Thành ‘Ad Mariam Dei Genetricem’ và ‘Ave Maria Dei Genetrix’ nghĩa là ‘Vì mẹ Maria mẹ Thiên Chúa’, cả hai cách dùng đều sai. Còn Theobald đã chuyển đúng cụm từ này.

[19] Trong Kinh Thánh viết rằng, người Ai Cập bắt người Do Thái làm nô lệ và không chịu giải phóng cho họ về quê hương theo lệnh Thiên Chúa, nên Thiên Chúa trừng phạt bằng cách cho bảy tai ương giáng xuống dân Ai Cập, mà tai ương cuối cùng và nặng nề nhất chính là giết chết tất cả mọi con trai đầu lòng của người Ai Cập. Ở đây, ý Theobald là muốn được giải thoát khỏi Ernest cho rồi.

[20] Lời này trích trong Kinh Thánh, lc 16, 19.31

[21] Thể thơ alcaics: một thể thơ Hy Lạp, được cho là phát xuất từ alcaeus, nhà thơ sống vào khoảng 600 năm trước Công Nguyên.

[22] Quyển ‘Dấu tích lịch sử tự nhiên của Cuộc Sáng tạo’(Vestiges of the Natural history of Creation) của robert Chambers.

[23] Quyển ‘luận Bình’ (Essays and reviews) biên tập bởi John William Parker.

[24] Quyển ‘lịch sử văn minh’ (history of Civilisation) của henry Thomas Buckle.

[25] Quyển ‘Bàn về tự do’ (liberty) của John Stuart mill.

[26] Saolo là tên của thánh Phaolo trước khi gia nhập Kitô giáo. Lúc đầu Saolo chuyên đi bắt bớ và ngược đãi các Kitô hữu, rồi có một phép lạ xảy đến, khiến ông hồi tâm và theo đạo, cùng đổi tên thành Phaolo.

[27] Maximilien Robespierre (06.5.1758 – 28.4.1794), lãnh đạo phái Jacobins cũng là lãnh tụ đầu tiên và ảnh hưởng nhất của cách mạng Pháp.

[28] Hydra, con rắn chín đầu trong thần thoại Hy Lạp, chặt một đầu nó lại mọc ra hai đầu khác.

[29] Anh giáo Thượng Phái (High Church) thiên nhiều về lễ nghi và tư tưởng khá tương đồng với Giáo hội Công Giáo Roma. Anh Giáo hạ Phái (Low Church) có xu hướng hạn chế lễ nghi và cơ cấu trong Giáo hội, qua điểm này, thể hiện sự tách biệt với Giáo hội Công Giáo Roma.

[30] Lấy ý từ một câu của Chúa Giêsu, ‘Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi’ (mc 6, 4).

[31] Thomas Paine (29.101.1737 – 08.6.1809) là nhà văn, nhà phát minh, bậc trí thức cấp tiến, nhà cách mạng, và một trong những nhà lập quốc của hoa Kỳ.

[32] Câu này lấy ý từ dụ ngôn Lazaro ăn mày và người phú hộ giàu có trích trong Kinh Thánh (lc 16, 19-26).

[33] Kinh Thánh có bốn sách kể về cuộc đời Chúa Giêsu, gọi là Tin mừng, được viết bởi bốn người khác nhau với nội dung có chút khác biệt, nên thường gọi là bốn trình thuật Tin mừng.

[34] Thomas Carlyle (04.12.1795 – 05.02.1881), người Scotland, là triết gia, nhà văn trào phúng, nhà bình luận, sử gia và giảng viên trong thời đại Victoria. Ông vốn có dự định làm nhà truyền giáo theo ý muốn cha mẹ, nhưng về sau trong thời gian học đại học Edinburgh, ông đã thay đổi đức tin của mình.

[35] Trích từ một tích trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu đã nói với những người đạo đức giả rằng ‘Cũng như mười tám người kia bị tháp Siloam đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu’ (lc 13, 4) Ý là những người chịu tai ương không phải do tội lỗi của họ.

[36] Cổ tích anh quốc tin rằng rắc muối vào đuôi chim sẽ khiến nó đờ ra và bắt được nó.

[37] Melchisedek nhân vật trong Kinh Thánh Cựu Ước, người được Chúa gọi.

[38] George Berkeley (12.3.1685 – 14.01.1753), còn được gọi là Giám mục Berkeley (ông là giám mục Cloyne), là nhà triết học Anh-Ireland với thành tựu chính là đã phát triển một thuyết mà ông gọi là thuyết phi vật chất (immaterialism) tóm gọn với câu ‘esse est percipi’ (hiện hữu là được nhận thức).

[39] Lấy ý từ tiểu thuyết ‘Coningsby’ của Benjamin Disraeli xuất bản năm 1844.

[40] Ishmael là đứa con bị bỏ rơi của abraham, tổ phụ dân Do Thái.

[41] Nút thắt Gordius: ý muốn nói đến một vấn đề cực kỳ hóc búa gần như là bất khả thi, đây là một tích từ thời Hy Lạp cổ kể rằng vua Gordius thắt một loạt nút cực khó và nói rằng ai gỡ được đám nút dây này sẽ là vua cả á châu, Alexandre Đại Đế đã gỡ cả đám nút chỉ bằng một nhát gươm.

[42] ‘Provincial letters’ của Blaise Pascal.

[43] Cô gái mang vớ trắng có nghĩa ám chỉ các cô gái điếm.

[44] Chữ Ý thay bằng Í, bởi ông Skinner có thói quen phát âm theo những gì ông cho là đúng và bay bổng, dù thường thì chẳng đúng chút nào.

Tác giả: